CS1: 39/23 Bùi Văn Ba, P.Tân Thuận Đông, Q.7 | CS2: 742/10 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận
Vượt qua 32.000 thí sinh khác, em Lê Gia Phong, học sinh lớp 10A1, trường THCS - THPT Đức Trí đã xuất sắc đạt top 50 bài thi xuất sắc nhất và vinh dự nhận giải Khuyến khích cấp Bộ cuộc thi “KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG EM”.
Đây là cuộc thi do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức, nhằm tăng cường công tác khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt hướng tới nâng cao kiến thức, hiểu biết cơ bản về thời tiết, khí hậu, thiên tai cho học sinh, thanh thiếu niên là thế hệ trẻ và là chủ nhân tương lai của Đất nước để các em có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng ngừa giảm nhẹ thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra, góp phần phục vụ thiết thực đời sống hằng ngày và tham gia vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Em Gia Phong cho biết: “Tuổi trẻ chẳng bao giờ thắm lại lần hai, nên em quyết định tham gia cuộc thi nhằm thử sức bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ các bạn khác. Với em, em muốn làm rất nhiều thứ, kể cả những việc mà mình chưa bao giờ làm. Em mong muốn sẽ được góp một phần nho nhỏ vào việc tuyên truyền, phòng ngừa và chủ động thích ứng với thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn và những cực đoan của biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Dưới đây là bài viết dự thi của em Gia Phong:
BÀI DỰ THI: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG EM
Tác giả: Lê Gia Phong
Trường: THCS - THPT Đức Trí, Phường 4, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Lớp: 10A1
Loại hình bài dự thi: Bài thi viết
Có lẽ ta đã quá quen với cụm từ “ biến đổi khí hậu”, thế nhưng khi nhắc đến hai từ “khí hậu” ta lại cảm thấy có chút gì đó lạ lẫm và xa lạ. Vậy “biến đổi khí hậu” nghĩa là gì nhỉ? “Biến đổi khí hậu là thuật ngữ chỉ sự thay đổi cực đoan của khí hậu ở một khu vực mà chủ yếu gây ra do các nguyên nhân tự nhiên và con người qua hàng triệu thế kỉ. Như vậy, “khí hậu” được hiểu là thời tiết thông thường xảy ra ở một khu vực. Vậy vai trò của “khí hậu” là gì trong quá trình đóng góp vào việc phát triển đất nước, cũng như là nâng cao đời sống con người.
Qua các chương trình Địa Lí em đã được học, em có thể khẳng định rằng “ khí hậu” đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển đất nước, cụ thể là trong nông nghiệp – ngành sản xuất các vật chất cơ bản của xã hội, chủ yếu tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Ta có thể thấy khí hậu nước ta rất đa dạng: từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây do đó đã tạo nên một nền nông nghiệp nhiệt đới, pha trộn một chút ôn đới ở miền Bắc và trải dài nền nông nghiệp này khắp dải đất hình chữ S. Đối mặt với đặc điểm khí hậu như vậy sẽ tưởng chừng “nuốt chửng” chúng ta nhưng lại trở thành lợi thế trong phát triển nông nghiệp, và nâng cao đời sống của con người Việt Nam chúng ta.
Chúng ta đã dựa vào sự đa dạng của khí hậu mà trồng nhiều lại cây trồng khác nhau, giúp cây cối sinh sôi nảy nở nhanh chóng cũng như là tiến hành nhiều vụ trong một năm…
( nguồn: Internet )
Thế nhưng với những ảnh hưởng mà “ biến đổi khí hậu” gây ra hiện nay, việc phát triển đất nước và nâng cao đời sống người dân đang bị chững lại và có nguy cơ thụt lùi trong vài năm tới. Vì thế với đà phát triển ngày cành nghiêm trọng của “biến đổi khí hậu”, ta không còn kịp để ngăn chặn mà thay vào đó ta nên thích ứng và kiểm soát “nó” thì sẽ tốt hơn. Hiện nay, khí hậu đã trở nên vô cùng thất thường và cực đoan hơn, có thể kể đến: hiện tượng “nắng nóng kỉ lục ở một số quốc gia Châu Âu”, “giá rét bất thường ở Hàn Quốc”, “cháy rừng bất thường tại Amazon”,…
( Nguồn: Internet )
( Nguồn: Internet )
Như vậy, liệu hiện nay đã có cách nào giúp ta thích ứng với biển đổi khí hậu hay chưa? Câu trả lời là “Có!”. Tuy nhiên các biện pháp ấy vẫn chỉ mang tính chất tạm thời và chỉ hữu dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Sử dụng các mô hình tổng hợp là phương pháp hữu hiệu nhất mà chúng ta có thề sử dụng hiện nay khi đối mặt với “đại dịch” này. Có thể kể đến một số quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu như: Việt Nam, Peru, Thái Lan,... đã và đang sử dụng mô hình này như phương pháp để làm chậm quá trình phát triển của “biến đổi khí hậu”. Một ví dụ về việc sử dụng mô hình trên tại Việt Nam mà em tìm hiểu qua các trang mạng Internet cũng như các đài thời sự như VTV là: Mô hình chuyển đổi trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng rừng, kết hợp nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao thích ứng với xâm nhập mặn tại các huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; mô hình chuyển đổi diện tích lúa thường bị nhiễm mặn hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản thâm canh đạt hiệu quả cao tại các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh; mô hình chuyển đổi trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng phối hợp lúa-cá-vịt hiệu quả cao tại các huyện Tam Nông, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
( Nguồn: Internet )
( Nguồn: Internet )
Ngoài ra, ta không chỉ đang đối đầu với “ biến đổi khí hậu” mà còn là những hậu quả mà biến đổi khí hậu đã để lại trước đó, hay còn gọi là thiên tai.
Vậy thiên tai là gì nhỉ? Thiên tai không mang một nghĩa nhất định nhưng ta có thể hiểu thiên tai là thảm hoạ thiên nhiên, càng ngày xuất hiện nhiều hơn khi ta chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thiên tai bao gồm: bão, lũ lụt, sóng thần, núi lửa,…
( Nguồn: VnExpress ) ( Chú thích: Bão Rai)
( Nguồn: Khoahoc.tv )
( Nguồn: VTV.vn )
Qua những hình ảnh trên ta có thề thấy, thiệt hại mà thiên tai gây ra cho nhân loại ta suốt hàng triệu thập kỉ qua rõ ràng là vô cùng nghiêm trọng. Không những thiệt hại về tài sản mà còn là thiệt hại về người. Qua thống kê của VTV mà em xem được mà thiên tai gây ra là 33,500 tỷ đồng ở năm 2020. Vậy làm sao để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra? Trước hết, ta cần phải dự đoán được thời gian cũng như địa điểm mà thiên tai gây ra nhắm có những kế hoạch di tản người dân cũng như giảm thiếu thiệt hại. Ngoài ra, ta nên chủ động tổ chức diễn tập phương án có thiên tai tại nơi thường xuyên chịu đựng những thiên tai xảy ra hằng năm. Đồng thời tuyên truyền đầy đủ thông tin tới người dân về hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai. Nếu có điều kiện, ta nên xây dựng nhà cửa như Nhật Bản, quốc gia chịu nhiều thiên tai và thảm hoạ về khả năng chống chịu thiên tai của các vật liệu, cơ sở hạ tầng. Ta cũng nên tăng cường hợp tác với quốc tế nhằm tiếp thu những tinh tuý trong nhiệm vụ cứu hộ và giảm thiểu hậu quả ở mức tối đa. Cuối cùng, ta nên đào tạo một đội quân chuyên dụng và nâng cao các vật liệu cứu hộ tân tiến nhằm giảm thiểu hậu quả do thiên tai để lại. Vậy ta đã điểm qua toàn bộ những điều ta cần hiểu biết nhằm nâng cao ý thức về thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giảm nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu cũng như là thiên tai…
Với những kiến thức nhỏ nhoi mà em biết được đã kể trên, em mong sẽ góp phần một phần nhỏ của mình nhằm nâng cao ý thức của mọi người về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và thiên tai.
LÊ GIA PHONG