CS1: 39/23 Bùi Văn Ba, P.Tân Thuận Đông, Q.7 | CS2: 742/10 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động học thuật quan trọng trong việc truyền bá niềm đam mê khoa học, óc sáng tạo, tìm tòi, khám phá và sự quan tâm sâu sát hơn tới thực tế cuộc sống. Đây là những điều rất cần thiết mà mỗi học sinh cần có. Học sinh của chúng ta sẽ là những nhà khoa học tài năng, phát triển và "cứu thế giới" trong tương lai nếu gia đình, nhà trường chúng ta tạo điều kiện cho các con nghiên cứu, khám phá, sáng tạo từ bây giờ! Những năm gần đây, hoạt động NCKH được trường Đức Trí quan tâm đào tạo. Nhiều học sinh được trải nghiệm hoạt động học thuật thú vị này và tạo ra được nhiều sản phẩm ý nghĩa. Dưới đây là đề tài đoạt Giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố, năm học 2020 – 2021.
Tên đề tài: Nghiên cứu, chế tạo gạch sinh thái Eco – brick từ việc tái chế túi nilong và chai nhựa dung một lần.
Tên HS tham gia đề tài: Cô Thu Sen cùng Trần Ngọc Trúc Phương, Đoàn Bảo Ngọc_ 8A2
GVHD: Nguyễn Thị Thu Sen_ GV Hóa học
Trái Đất – Ngôi nhà chung của chúng ta đã và đang lên tiếng kêu cứu bởi sự quá tải rác thải nhựa mà con người đã thải ra môi trường. Vấn đề rác thải nhựa và hạt vi nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính chất toàn cầu. Rác thải nhựa có thời gian phân hủy trung bình lên đến từ 500 – 1000 năm.
Quay ngược thời gian theo dòng lịch sử, từ năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã biết sử dụng cao su thiên nhiên để làm quả banh, sợi dây và các bức tượng nhỏ. Vào giữa thể kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, ngành công nghiệp hóa học phát triển vượt bậc, nhiều loại vật liệu mới được các nhà khoa học tổng hợp nên. Trong đó phải kể đến các loại nhựa như: Poly vinylclorua (PVC); Poly etylen (PE); Poly styren (PS); Poly propilen (PP); Poly etylen terephtalat (PET). Sự ra đời của chất dẻo là một bước ngoặc của nhân loại, đánh dấu sự phát triển ngoạn mục trong lĩnh vực vật liệu. Với đặc điểm tạo ra sự tiện lợi và có những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống, các sản phẩm từ nhựa nhanh chóng phổ biến và trở thành loại vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Tiện lợi, hữu ích là thế nhưng tình hình hiện nay đã phản ánh một thực trạng, chúng ta đã và đang lạm dụng quá mức các vật liệu từ nhựa. Nhựa từng là phát minh vĩ đại của nhân loại, nhưng giờ đây nó trở thành một loại rác thải mang đến nỗi sợ cho toàn nhân loại mỗi khi được nhắc đến.
Với khẩu hiệu “Not now, when? Not us, who?”, hai bạn học sinh lớp 8A2, Trúc Phương và Bảo Ngọc đã cùng nhau thực hiện dự án tái chế túi nilong và chai nhựa đã qua sử dụng bằng cách tạo nên các viên gạch Eco – Brick. Việc tạo nên các viên gạch này cũng khá đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả rất tích cực.
Sau khi sử dụng xong chai nhựa và túi nilong bạn sẽ làm gì?
Vứt vào sọt rác hay tùy tiện ném đại vào đâu đó vì nghĩ một cái túi, một cái chai chắc không ảnh hưởng tới ai. Thế nhưng bạn ơi, từ nay, bạn hãy thay đổi từ những hành động nhỏ và truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh nhé! Chúng ta hãy cùng nhau tạo nên những viên gạch ý nghĩa Eco – Brick.
Bước 1: Đầu tiên, chúng ta cần rửa sạch và phơi khô các túi nilong và chai nhựa (nếu được chúng ta hãy phân loại chai và màu sắc của túi nilong nhé!).
Bước 2: Dụng cụ tiếp theo chúng ta cần đó là một que gỗ hay bất kì thanh gì cũng được miễn chắc chắn. Dùng que gỗ chúng ta sẽ nén các túi nilong vào trong chai thật chặt. Với mỗi chai nhựa dung tích 500 ml sẽ có thể chứa tới gần 45 – 50 chiếc túi nilong. (Mẹo nhỏ cho bạn đó là chúng ta nên lựa các túi nilong mềm, mỏng và nén chặt dưới đáy chai trước rồi hãy tới các túi có chất liệu cứng hơn, như vậy khi tạo thành viên gạch thành phẩm sẽ cứng cáp hơn).
Bước 3: Sau khi tạo nên các viên gạch cứng cáp chúng ta sẽ kết nối chúng bằng keo xốp và các sợi dây để đảm bảo các vật dụng chúng ta tạo ra có độ chắc chắn nhé!Như vậy, với giải pháp sản xuất gạch Eco – Brick sẽ giúp giảm thiểu tối đa lượng túi nilong thải ra môi trường.
Tèn ten!!!!
Đây là thành quả của các bạn
Ngoài các sản phẩm như: ghế, bàn, bồn hoa,…Các em học sinh còn hướng đến việc nghiên cứu tạo nên các chiếc bè, nhà nổi dựa vào tính năng chống thấm và nổi trên mặt nước của các viên gạch Eco – Brick trong tương lai.
Hình ảnh đội tuyển trường Đức Trí tham dự cuộc thi: