CS1: 39/23 Bùi Văn Ba, P.Tân Thuận Đông, Q.7 | CS2: 742/10 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận

DẠY HỌC NGOÀI LỚP HỌC QUA DỰ ÁN “SỰ THÚ VỊ CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN”

Thỉnh thoảng, các bạn có thích được học ở một không gian khác, bên ngoài lớp học không nè? Đó luôn là một sự mới mẻ, thoải mái, thú vị đúng không nào!

Cô Tuyết Phương đã tổ chức cho các bạn học sinh lớp 7B2 thực hiện 2 tiết học mở rộng không gian ngoài lớp học vô cùng sinh động qua dự án học tập  “Sự thú vị của trò chơi dân gian”. Dự án học tập này thuộc kiểu bài Giải thích quy tắc trong một trò chơi hay một hoạt động (Thuyết minh). Thông qua đó, các bạn học sinh được rèn luyện nhiều điều bổ ích về kiến thức, phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và năng lực cá nhân.



Trên không gian rộng rãi, thoáng mát của sảnh trường, các bạn được trải nghiệm các trò chơi dân gian: Cá sấu lên bờ, Cướp cờ, Nhảy ô chữ, Nhảy dây (đơn, đôi, nhóm), Banh đũa. Các bạn đã chuẩn bị kĩ bài thuyết minh về trò chơi, sẵn sàng giải thích kĩ hơn các thông tin chi tiết khi các bạn học sinh nhóm khác thắc mắc. Sau khi trao đổi (nói và nghe) về các thông tin của trò chơi dân gian, chúng mình thích chí vô cùng khi được thực hành chơi trò chơi. Chúng mình được vui chơi thỏa thích, hiểu bài còn cô giáo thì cũng bồi hồi nhớ về tuổi thơ. Thật vui quá đi!

---------------------------------------------------------------

Cụ thể các mục tiêu của dự án học tập này:

   1. Về kiến thức

Đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; vai trò các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Cước chú và tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo…

   2. Năng lực 

     2.1. Năng lực đặc thù

- Năng lực tự chủ và tự học: tự nghiên cứu bài ở nhà; tìm đọc các văn bản thông tinhoàn thành các phiếu học tập; chia sẻ, thảo luận, đánh giá qua các hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: phối hợp, vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống trong học tập.

     2.2. Năng lực chung

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Nhận biết được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.

    2.3. Năng lực cá nhân

- Rèn kĩ năng: + Làm việc nhóm, tư duy sáng tạo + kĩ năng cá nhân.

                        + Kĩ năng giao tiếp trong quá trình sưu tầm tư liệu, đồ dùng học tập.

                        + Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, lưu loát, tự tin trước đám đông.

                        + Lắng nghe và hiểu lời trình bày của người khác.

                        + Vận dụng những gì đã nghe thành một trò chơi thực tế.

   3. Phẩm chất:

- Chăm chỉChăm học, chăm làm, học hỏi những phương pháp mới để phát triển bản thân.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm học tập phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.

Xem thêm